Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

6 tuổi phải chạy bằng "tốt nghiệp mầm non"! Giáo dục hay giáo ma ( ma giáo)?

Cả một guồng máy giáo dục tiếp tục vận hành theo cung cách lạc hậu hàng trăm năm. Nó vận hành không vì mục đích tạo ra những thế hệ trẻ có trình độ và kiến thức, có kỹ năng làm việc, có mục đích sống...Mà đơn giản vận hành để cho những người trong ngành có công việc làm, có chức quyền và có cơ hội kiếm tiền.
Điều đó đã biến câu thành ngữ KHÔNG THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN thành câu mỉa mai: "không mày đố thầy dạy ai".
Việc ĐÁNH CẮP những ngày hè của học sinh để tạo nên thu nhập cho giáo viên, để tạo thành tích cho nhà trường... là điều hiển nhiên ai cũng biết, cũng thấy, đã không được xử lý nghiêm túc mà ngày càng trầm trọng hơn.
Xét cho cùng thì chẳng có lý do nào chính đáng để cướp mất 20 năm trong một đời người, 20 năm đẹp nhất gồm : 3 năm mầm non, 12 năm phổ thông, 4-7 năm đại học, không tính đến trên đại học. Để nhồi nhét tất cả những thứ kiến thức lạc hậu và vô dụng vào đầu một người, những thông tin chứa không đầy một cái usb 4GB ( trong đó còn cần kiểm, xóa đi một số).
Sẽ có nhiều ý kiến phản đối phát biểu trên, sẵn sàng tranh luận chi tiết với từng ý kiến một.
Nền giáo dục hoàn toàn trở nên vô dụng và biến những người tham gia ngành đó thành những người vô dụng khi: Mục đích của nó không phải vì ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC GIÁO DỤC.
Thế giới vẫn tồn tại "di tích" và "phát kiến", không thể tôn thờ di tích bằng cách ngăn chặn phát kiến.
Thời gian là nghĩa trang cho di tích, nhưng là mảnh đất hứa hẹn nở đầy mầm xanh phát kiến.
- Thật buồn cười khi phải học thuộc lòng những con số ngày tháng và nội dung xẩy ra những sự kiện gì đó thuộc về quá khứ ( trong môn lịch sử hoặc các môn chính trị) khi người ta hoàn toàn có thể tham khảo nhiều dữ liệu hơn bằng một cái nhấn nút.
- Tại sao trong môn toán học, học sinh giỏi nhất là học sinh tìm ra cách giải ngắn nhất và nhanh nhất, lại cấm cách dùng dễ nhất và nhanh nhất là dùng máy tính?
- Tại sao phải thuộc các bài văn, bài thơ cũ rích mà một số người nào đó cho là hay ho và phải thuộc lòng cách hiểu và cảm xúc của họ?
Giáo dục phổ cập với mục tiêu: Dạy cho con người khả năng đọc thông ( để tự học qua sách báo). Viết thạo ( thể hiện được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, lý lẽ của mình bằng các thể loại đơn, thư, và cả văn thơ nếu họ có năng khiếu). Biết làm cách phép toán thông dụng, để áp dụng nó trong công việc mua bán, tính toán hằng ngày. Mục đích giáo dục kỹ năng phổ cập có thể hoàn tất trong cấp tiểu học.
Ngay ở cấp học tiếp theo ( trung học) đã cần phải phân ngành ( để học sinh lựa chọn) theo năng khiếu. Nếu không thực hiện điều này, thì ngành giáo dục tiếp tục lại vứt ra đường ( để mặc cho đường phố du côn hóa) một số nhân tài về thể thao, âm nhạc, hội họa... Để rồi khi cần đến, lại nhặt nhạnh từ bên lề xã hội về mà sử dụng ( ví dụ như các cầu thủ bóng đá nam và nữ) rồi than van họ lắm tài nhiều tật. Sử dụng xong lại vất ra lề đường.
"Nhân tài từ 1% năng khiếu và 99% học hỏi".
 Khi 1% năng khiếu không được bồi đắp 99% học hỏi thì nó cũng khó mà phát triển. Không có 1% năng khiếu thì có nhồi nhét 99% kia bằng cách nào đi nữa, thì cũng chẳng khác nào sản xuất hàng hóa hàng loạt.
Ngành giáo dục hiện nay như một cổ máy cũ rích, to đùng sản xuất ra hàng loạt thứ phẩm! ( trừ những trường hợp cá nhân vượt thoát bằng năng lực riêng, tự học hỏi, tìm tòi, tự mày mò một con đường riêng).
Và tệ hơn ngành sản xuất hàng hóa là họ không hề "kiểm tra chất lượng sản phẩm". Có bao giờ họ thử tìm hiểu một học sinh tốt nghiệp trung học có được kỹ năng gì? Và chúng làm được gì khi không vào được một trường đại học?
Và ngay cả sinh viên đã tốt nghiệp đại học? Nếu không được cha ông đỡ vào một chức vụ có sẵn nào đó ( phổ biến nhất là "con em trong ngành", chưa kể đến ở bậc cấp cao hơn). Ngay cả những công ty nước ngoài và tư nhân đã "lựa chọn" những sinh viên giỏi nhất, cũng phải than phiền là họ phải "đào tạo lại"!
Năm nào những kỳ thi cũng xẩy ra lắm vấn nạn, thế nhưng người ta vẫn tiếp tục tổ chức nhiều kỳ thi. Để làm gì? Chắc hẳn đó không phải là ý muốn của học sinh. Học sinh sinh viên luôn phải đối phó với cách kỳ thi. Đi học mà còn hơn phải chiến đấu với kẻ thù?! Đối phó, gian lận vẫn tiếp tục và phát triển bằng nhiều cách hơn, khi giáo dục vẫn còn cưỡng ép, nhồi sọ và lạc hậu. Tại sao không phải là đề thi mở mà học sinh được phép sử dụng tất cả các phương tiện khoa học kỹ thuật hổ trợ? ( có phải vì sự lạc hậu, kém cỏi của người làm giáo dục?)
Để lấy các bằng ngoại ngữ có giá trị quốc tế thí sinh phải thi bằng phương thức nào? Họ có gian lận được không?
Đừng lên án học sinh, sinh viên, họ là nạn nhân chứ không phải là thủ phạm. Hãy xem lại mình đi. Sản phẩm hỏng đó do chính quý vị làm ra đấy.
 Các vị "cải cách" bao nhiêu lần? Có gì thay đổi?
Thật sự tuyệt vọng, khi hỏi những học sinh khá giỏi đang lưỡng lự trước những lựa chọn ngành nghề, khi đăng ký dự thi đại học, mà chúng đều không biết thích nghề gì, có năng khiếu gì?
Lựa chọn cái nghề mà mình phải học và làm trong suốt cuộc đời, lại thường dựa vào điểm tuyển hoặc ý muốn của cha mẹ?!
Sau mỗi kỳ thi, nạn nhân bị lên án bởi thủ phạm?!
- Người ta thống kê : ngành giáo dục tham nhũng đứng thứ nhì chỉ sau hành chánh!
- Chi phí cho giáo dục chiếm trên 50% thu nhập của mỗi gia đình.
- Còn thời gian? Thứ quý hơn cả tiền bạc thì chiếm hơn 1/3 đời người, chưa kể thời gian của phụ huynh phải đưa đón, chờ chực, kẹt xe...
Chẳng thấy thứ guồng máy nào ngốn tài nguyên hoang phí một cách kinh khủng như thế, để sản xuất ra con người có chất lượng hàng hóa công nghiệp loại thứ phẩm.
Đầu niên học năm nay, lại có quan chức ngành giáo dục nào đó có "phát kiến": Phải có GIẤY CHỨNG NHẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG MẦN NON mới được vào lớp 1! Phụ huynh tức tốc "chạy bằng" cho những đứa trẻ 6 tuổi! \
Không biết sáng kiến này để giúp cho các trường mần non có thu nhập tốt trong thời điểm khó khăn kinh tế, hay giúp các đường dây sản xuất bằng giả vừa bị chặn vụ sản xuất bằng tiến sĩ, có dịp sản xuất đại trà? Ngành giáo dục làm từ thiện? "Đạo đức" thế còn gì?
Không biết dấu ấn mua bằng lúc 6 tuổi sẽ để lại gì trong tâm trí một con người?!

 

13 nhận xét:

  1. Có bắt tận tay day tận mặt thì cũng như bắt cóc bỏ đĩa thôi chớ chả làm gì.

    Trả lờiXóa
  2. Tỵ nạn chiến tranh, tỵ nạn chính trị, rồi TỴ NẠN GIÁO DỤC. Dân tộc này khốn khổ thật!
    Một ngành giáo dục đẩy bao nhiêu người phải tìm mọi cơ hội để tỵ nạn mà còn dám lên án, phê phán.
    Trẻ con như tờ giấy trắng, xem các vị ngành giáo dục đã viết gì trên đó?

    Trả lờiXóa
  3. còn có tỵ nạn làm đĩ nữa...tỵ nạn bán dâm...chạy qua tuốt mấy nước lân cận chỉ để sống và làm đĩ...làm đĩ tại chổ bèo quá...qua nước khác giá cao hơn.

    Trả lờiXóa
  4. Ít ra nó còn có cái lý của nó nhỏ ạ! Còn chạy bằng tốt nghiệp mầm non thì có lý chỗ nào?

    Trả lờiXóa
  5. thì P nói đất nước này khổ thật..tùm lum thứ phải tỵ nạn đó.

    Trả lờiXóa
  6. Đọc mà buồn đứt ruột Pensée ơi.
    Nhớ dưới thời Pháp thuộc, chỉ với mảng bằng tiểu học, người ta đã làm Thày Ký, thông thao hai thứ tiếng. Rồi ở miền Nam và những thập niên 60, 70 với mảnh bằng Tú Tài đã có thể làm những việc hành chánh khá cao, hoặc cán sự chuyên môn, có kiến thức làm sĩ quan giỏi .... mà thời nay đọc những đoản văn của các sinh viên tốt nghiệp Anh ngữ bậc đại học ... CB thấy quá nhiều lỗi văn phạm ! Chán hơn gián !

    Trả lờiXóa
  7. Caibang về nước là có hằng triệu đệ tử xin gia nhập bang chủ ngay.

    Trả lờiXóa
  8. " Đẻ " ra nhiều chuyện để còn có cái mà ăn nhiều nhiều chứ lý do gì .

    Trả lờiXóa
  9. hihihi Pensée đùa lão gìa hả. Ngày nay người ta thích giới trẻ, tân tiến chứ ai thích kẻ lạc hậu như lão.

    Trả lờiXóa
  10. "không mày thầy mày húp mắm" hehehe

    Trả lờiXóa
  11. Giáo dục chỉ thay đổi khi CNCS bị hủy diệt. Ráng chờ đến hết năm nay xem sao. Thường thì trong môi trường yếm khí vi khuẩn sản sinh ra nhiều khí dễ cháy lắm. Ví như hầm cầu có nhiều khí methan(CH4) chẳng hạn. Khí này tích tụ lâu ngày mà không có ống thông hơi sẽ gây nổ, và nếu gặp lữa thì cháy to lắm. Cái chế độ này cũng giống như cái hầm cầu vậy mà Chắc chị hình dung kịch bản của tụi này tự dựng lên sẽ vui thế nào rồi. Nói như ông Bùi Kiến Thành nợ xấu ngân hàng mà chiếm đến trên 14%, tức khoảng 25% GDP thì quốc gia đó phá sàn, thành thằng Mugabe bạn Nông Đức Mạnh hồi còn làm TB thứ hai thôi. Trong thực tế nợ xấu ngân hàng có thể hơn 14% là cái chắc. Vậy thì vui lên đi mai này hát quốc ca khác. biết đâu!?

    Trả lờiXóa
  12. Ngay từ nhỏ không trung thực ...
    Nớn nên nàm nãnh đạo!?...

    Trả lờiXóa