Khi đất nước vẫn giương cao khẩu hiệu : XÂY DỰNG XÃ HỘI CÔNG BẰNG, DÂN CHỦ, VĂN MINH.
Khi tổng bí thư vẫn tuyên bố KIÊN TRÌ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
Khi thủ tướng tuyên bố KHỐNG CHẾ LẠM PHÁT.
Khi thống đốc ngân hàng nhà nước tuyên bố HẠ TRẦN LÃI SUẤT.
Thì giá ga tăng, xăng tăng, dầu tăng, điện tăng.
Thì viện phí tăng, học phí tăng, giao thông phí tăng, thuế nhà đất tăng...
Hậu quả kéo theo tất thì:
Phá sản tăng, thất nghiệp tăng, tệ nạn xã hội tăng, bạo hành tăng.
Dân nghèo ( chiếm trên 80% dân số) bị đá đít ra rìa xã hội:
Tất cả các cơ sở hạ tầng xã hội từ : Bệnh viện, trường học, đường xá, điện nước chỉ dành riêng cho người có tiền?!
Chẳng cần phải biện luận dài dòng, vì khi quan chức nhà nước công khai dùng biện pháp thu thật nhiều tiền, để giảm tải trường học, bệnh viện, để hạn chế giao thông...Nó đã bộc lộ rõ bản chất của mọi vấn đề: Phản bội dân nghèo.
Sẽ chẳng có gì để phê phán, để chỉ trích, nếu đó là sự vận hành tự nhiên của kinh tế thị trường. Nơi mọi tập đoàn kinh tế, các công ty tư nhân, trường học, bệnh viện...đều kinh doanh bằng vốn tự có chứ không phải vốn từ ngân sách. Đưa ra các dịch vụ và sản phẩm khác nhau mà người dân có quyền lựa chọn dùng, hay không dùng tùy theo khả năng của mình. Việc đưa ra xã hội một sản phẩm kém, thì các doanh nghiệp đó phải tự trả giá, có bị phá sản cũng chẳng mẻ đồng nào tiền thuế của nhân dân.
Đàng này đã định hướng xhcn, mà tiếp tục dùng ngân sách để cung phụng những tập đoàn kinh tế làm ăn thất thoát, đổ toàn bộ những thua lỗ vào giá thành sản phẩm, buộc dân phải mua với giá cao, thì đã bỏ qua tiêu chí đầu tiên của xhcn: Học hành, chữa bệnh miễn phí.
Đã đến lúc không đi hai hàng được nữa rồi.
Cách "đột phá tư duy" để phát minh ra thêm các đầu thuế, phí, chỉ có thể chữa cháy ngắn hạn. Bởi phần trăm dân số vượt qua được cái ải "phí giảm tải", "phí hạn chế" ấy chẳng trên được 20%. Nhúm đó thì bỏ lọt thỏm vào cái kho trống toát.
Vì những cách tính "vài trăm ngàn chỉ bằng một thỏi son làm đẹp..." theo kiểu "khoan sức dân" với "bài toán đi chợ" của quan chức, nó ở trên "đỉnh của sự quan liêu", nó chẳng liên quan gì đến thu nhập của công nhân viên chức và nông dân mất đất. Túi tiền dân nó khác xa túi tiền quan chứ?!
Có bao giờ các vị làm thử một bài toán chi tiêu gia đình bằng số tiền lương của mình mà đừng lẫn cục tiền lậu nào vào chưa? Thử một lần đi, rồi hãy làm bài toán "đi chợ" với mức thu nhập trung bình của một người dân: 3 triệu đồng.
Có lột đến manh áo rách cuối cùng, cũng chẳng lòi ra được thêm khoản nào trong 80% dân số đó đâu.
Hãy dừng những bài toán chống lạm phát, nó chỉ khiến lạm phát thêm những "giấc mơ đột phá".
Tự người lao động biết thắt lưng, buộc bụng ( bây giờ phải thêm cột chân, bó gối) thì giảm phát và thế là quân bình và "ổn định tình hình" kinh tế nhé.
Nhiều khi nhìn cái bộ máy đồ sộ, cũ rích, chạy ầm ỷ, ngốn hết bao nhiêu nhiên liệu, choán hết bao nhiêu chỗ mà chẳng làm nên được cái tích sự gì đó, chán đến chết!
Lỡ nhập rác của bọn tây bọn tàu giờ phải chứa chăng? Bán chẳng ai mua, cho chẳng ai nhận!
Mẹ bố cái lũ đầy tớ!
Thôi mà chán làm gì, còn vài trăm ngày để xem diễn trò thôi! Chỉ tội nghiệp bao nhiêu người vẫn cắm đầu vào mưu toan và lo toan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét